Đâu là những nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng ngực - Nangngucxe.vn

Đâu là những nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng ngực

Tin tức

Tất cả các phẫu thuật xâm lấn, cắt rạch da đều có nguy cơ bị nhiễm trùng. Đối với phẫu thuật nâng ngực cũng vậy. Ngay cả khi bạn đã được thực hiện trong môi trường tốt nhất, trong tình trạng sức khỏe tốt, bác sĩ thao tác tốt…thì vẫn có thể sảy ra. Tuy nhiên như đã nói đây chỉ là nguy cơ nên bạn vẫn có thể phòng tránh được. Hãy cùng tìm hiểu đâu là những nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng ngực và cách phòng tránh nhé!

Kĩ thuật thực hiện không phù hợp
Trong quá trình thao tác nâng ngực, việc thực hiện kĩ thuật không tốt có thể khiến tình trạng sau nâng ngực nhiễm trùng sảy ra. Tháo tác kĩ thuật ở đây có thể kể đến là việc cắt rạch không đúng vị trí, việc tạo khoang chứa túi độn, bóc tách không cẩn thận có thể khiến vùng thực hiện bị nhiễm trùng. Đặc biệt nếu các dụng cụ phẫu thuật không được sát khuẩn, phòng phẫu thuật không được vô trùng kĩ lưỡng, chắc chắn một điều rằng nguy cơ nhiễm trùng sau nâng ngực sẽ tăng cao.

Sau phẫu thuật bạn sẽ được bác sĩ khâu thẩm mỹ để đóng vết mổ. Nhưng nếu sau phẫu thuật bạn thấy vùng mổ sau nâng ngực có những biểu hiện như: Tăng đau tại chỗ rạch, sưng tấy hoặc đỏ ở vị trí rạch mổ, tăng nhiệt độ ở vị trí rạch, vết mổ có mùi hôi và nước chảy ra…thì khả năng cao là bạn đã bị nhiễm trùng.

Đâu là những nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng ngực - Nangngucxe.vn

Bạn đã bị nhiễm trùng từ trước
Nếu bạn đã bị nhiễm trùng hoặc đang bị nhiễm trùng ở 1 vùng nào đó trên cơ thể mà vẫn chưa lành hẳn thì có khả năng sẽ sảy ra nhiễm trùng sau khi nâng ngực. Vi khuẩn từ vùng khác có thể lây nhiễm sang túi độn. Chính vì thế bạn nên lưu ý xem, liệu trên có thể có vùng nào đang nhiễm trùng hay không, nếu có hãy điều trị triệt để vết thương trước khi tiến hành nâng ngực nhé!

Đặt túi độn quá to
Chắc đây là nguyên nhân ít người ngờ tới, tuy nhiên việc lựa chọn túi độn quá to so với vóc dáng cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau nâng ngực. Bởi khi kích thước túi độn quá to sẽ làm cản trở, giảm nguồn cung cấp máu đến vị trí mổ. Điều này tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi phát triển. Do vậy khi phẫu thuật nâng ngực bạn nên kĩ lưỡng trong việc chọn size túi độn, tránh việc ham nâng ngực quá to vừa mất thẩm mỹ lại sảy ra nguy cơ nhiễm trùng ngực.

Chăm sóc hậu phẫu
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau nâng ngực. Bạn có biết, thời gian đầu sau phẫu thuật nâng ngực, nếu bạn tiếp xúc với chó mèo cũng có thể bị nhiễm khuẩn không? Các loại vi khuẩn từ lông chó mèo có thể khiến cho vết mổ nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng sức khỏe bạn sau phẫu thuật không được tốt hoặc việc giữ vệ sinh không đúng cách (để vết mổ dính nước, hút thuốc lá, dùng sản phẩm chứa nicotin…) cũng sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng sau nâng ngực.

Đọc tiếp bài viết: Nguyên tắc sống còn khi phẫu thuật nâng ngực nội soi

Đâu là những nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng vòng 1 - Nangngucxe.vn

Cách tránh nhiễm trùng sau nâng ngực
Để giảm tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau nâng ngực, ngoài việc lựa chọn địa chỉ nâng ngực uy tín, đảm bảo dụng cụ và phòng phẫu thuật vô trùng, bác sĩ nâng ngực giàu kinh nghiệm chuyên môn. Quá trình nâng ngực để đảm bảo tránh nhiễm trùng bác sĩ sẽ tráng khoang chứa túi độn bằng dung dịch kháng sinh sau đó mới tiến hành đặt túi độn. Sau đó áp dụng kĩ thuật đặt túi độn không chạm với phễu Keller Funnel, dùng miếng chắn múm vú để ngăn chặn trường hợp nhiễm trùng từ ống dẫn sửa ở đầu núm vú.

Trước ngày diễn ra đại phẫu, bác sĩ sẽ dặn dò bạn tráng người bằng dung dịch kháng sinh, trong quá trình phẫu thuật bạn cũng sẽ được tráng người bằng phương pháp trên, kháng sinh sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch. Sau phẫu thuật bạn sẽ phải uống kháng sinh liên tục khoảng 7 - 10 ngày.

Để phòng tránh tối đa nguy cơ nhiễm trùng sau nâng ngực bạn cũng chuẩn bị một tinh thần và sức khỏe thật tốt bằng cách ăn uống lành mạnh và tập luyện sức khỏe, bô sung các loại vitamin (vitamin C) để tăng đề kháng.

Nhìn chung tỉ lệ nhiễm trùng ngày nay sau nâng ngực khá thấp chỉ khoảng 1 - 4% nhưng nguy cơ vẫn có thể xảy ra. Chính vì thế hãy thực hiện tốt những hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng những cách trên mà MEDIKA đã nêu để đảm bảo cuộc phẫu thuật nâng ngực diễn ra an toàn, thành công nhé! Đó là toàn bộ nội dung cho câu trả lời của chủ đề “Đâu là những nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng ngực” mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc.